Cổ phiếu VinFast trên sàn Nasdaq chốt tuần tăng vọt lên đỉnh mới
Các học sinh Bình Định biểu diễn võ thuậtBiển báo hư hỏng gây nguy hiểm
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
5 du học sinh Việt mất tích: Cơ quan giáo dục tại Úc đưa ra phát ngôn
Chia sẻ với Politico ngày 26.2, Ngoại trưởng Israel Gideon Sa'ar cho biết Iran đã làm giàu đủ uranium để chế tạo "vài quả bom" và tiến tới sản xuất vũ khí hạt nhân, một động thái sẽ gây ra bất ổn lớn đến Trung Đông. "Vì vậy, chúng ta không có nhiều thời gian", ông Sa'ar nói. Ngoại trưởng Sa'ar cho hay khả năng thành công khi theo đuổi con đường ngoại giao là không lớn và việc không ngăn chặn được chương trình hạt nhân của Iran sẽ là "thảm họa cho an ninh của Israel". Ông Sa'ar cũng cáo buộc Iran đang tuồn lậu vũ khí đến Bờ Tây qua biên giới với Jordan.Khi được hỏi về khả năng Israel tiến hành một cuộc tấn công tiềm tàng vào Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Sa'ar nêu rõ: "Tôi nghĩ rằng để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran trước khi nó được hiện thực hóa, giải pháp quân sự nên được đưa ra thảo luận nghiêm túc". "Nếu không làm như vậy, thì một cuộc chạy đua hạt nhân ở Trung Đông với Ai Cập, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xảy ra", ông nói thêm. Phía Iran chưa phản hồi các thông tin trên.Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Sa'ar phù hợp với cam kết của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về việc "hoàn thành nhiệm vụ" ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran với sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ. Trước đó, nhà lãnh đạo Mỹ từng nói ông thích đạt được một thỏa thuận với Iran hơn là "ném bom dữ dội vào nước này". Song, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz nhấn mạnh rằng "mọi lựa chọn" vẫn đang được thảo luận để hướng đến mục tiêu ngăn chặn hoàn toàn chương trình hạt nhân Iran.Trong một diễn biến khác, Iran ngày 26.2 lên án vòng trừng phạt mới của Mỹ sau khi Washington hôm 24.2 đưa hơn 30 người và tàu thuyền có liên quan hoạt động buôn bán dầu mỏ của quốc gia này vào danh sách đen. Theo Hãng AFP, đây là đợt trừng phạt thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng kể từ khi Tổng thống Trump khôi phục chính sách "gây sức ép tối đa" đối với Tehran.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Esmaeil Baqaei tuyên bố các lệnh trừng phạt là "dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự thù địch của các nhà hoạch định chính sách Mỹ đối với phúc lợi, sự phát triển và hạnh phúc của người dân Iran". Trong một tuyên bố, ông Baqaei gọi các biện pháp này là "hành động sai trái và vô lý".
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 12 giờ trưa 1.2 (mùng 4 tết), tại khu vực ga đến quốc nội của sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình, TP.HCM) đông đúc người. Nhiều người cho biết họ từ quê trở lại, cũng có người đi du lịch dịp Tết Nguyên đán và về sớm hơn 1 ngày để ổn định trước khi đi làm lại, trở về với cuộc sống thường nhật.
Sao Hàn đến Việt Nam: Đây là một trong những chuyến đi hạnh phúc nhất của tôi
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.